TINH HOA XANH

Ăn gì để trẻ khỏe mãi không già?

Với người phụ nữ, ngoài nỗi lo thường trực trong cuộc sống như công việc, gia đình, con cái… thì vẫn còn là một ám ảnh luôn tồn tại đó là sự xuống cấp của nhan sắc và sức khỏe.


Bí quyết giữ mãi tuổi thanh xuân luôn là ao ước của phái đẹp, nhưng thực ra nó không khó nếu như chúng ta biết cách, trước hết là thông qua chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Theo các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chế độ dinh dưỡng phù hợp chính là bí quyết giữ gìn tuổi xuân, nhưng không phải lứa tuổi nào thì phương thuốc “trường xuân” này cũng giống như nhau. Dưới đây là một số dưỡng chất quan trọng theo từng độ tuổi.

Phụ nữ độ tuổi từ 20 – 30

Tuổi từ 20 – 30 là giai đoạn hoàng kim ở người phụ nữ. Trong độ tuổi này, cơ thể thường rất khỏe mạnh và sung mãn, thuận lợi để sinh con. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lơ là việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong thực đơn, bạn cần bổ sung đủ 3 nhóm dưỡng chất gồm: sắt, acid folic và canxi.

Cụ thể là mỗi ngày, bạn cần 18 mg sắt để hạn chế nguy cơ thiếu máu, thật dễ dàng để tìm thấy chất này trong thịt bò, nạc heo, rau xanh… Hấp thu 400 mg acid folic/ ngày, sẽ có tác dụng hạn chế chứng nứt đốt sống cổ ở thai nhi. Acid folic có nhiều trong đậu, ngũ cốc, măng tây…

Ngoài ra, nạp đủ 100 mg canxi/ ngày là rất quan trọng để giúp xương chắc khỏe, đặc biệt là nó có hiệu quả cho phụ nữ sau 30 tuổi. Canxi luôn có sẵn trong các loại sữa, chế phẩm từ sữa, hải sản…

Phụ nữ độ tuổi từ 30 – 40

Đây là giai đoạn mà chức năng chuyển hóa của cơ thể bắt đầu giảm nên lượng cholesterol tăng cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường. Vì thế, phụ nữ tuổi từ 30 – 40 rất cần bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ, kali, canxi, thực phẩm giàu đạm, có hàm lượng calo thấp.

Cụ thể là bạn cần ít nhất 25 mg chất xơ/ ngày, chúng có nhiều trong các loại ngũ cốc, đậu, cam tươi… Ngoài ra bạn cũng cần khoảng 4.700 mg kali/ ngày qua các loại bột nguyên chất, rau xanh, hoa quả.

Độ tuổi này cũng là lúc lượng xương bị mất đi đáng kể nên bạn cần đến 1.000 mg canxi/ ngày. Ngoài ra, nên giảm lượng muối, dưới mức 2.300 mg/ ngày, hạn chế thực phẩm đóng hộp, nhiều đường, nhiều mỡ.

Phụ nữ độ tuổi từ 40 – 50+

Có thể nói, đây chính là giai đoạn cơ thể phụ nữ đã có nhiều thay đổi về hormone. Chứng mãn kinh sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng, hàm lượng estrogen suy giảm và dễ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương… Do đó, dưỡng chất quan trọng trong giai đoạn này gồm vitamin B, các chất chống ô xy hóa, canxi và vitamin D.

Mỗi phụ nữ thường ngày cần khoảng 1,5 mg B6 và 2,4 mg B12/ ngày, chúng có tác dụng đào thải homocysteine, một chất gây nghẽn mạch máu. B6 và Kali thường có nhiều trong khoai tây, lựu , chuối… B12 lại tồn tại rất nhiều trong cá, trứng, thịt gia cầm.

Thực phẩm rau xanh dạng lá, bông cải, cam, cà rốt, bí ngô là những thực phẩm lý tưởng và giàu chất chống ô xy hóa có thể có tác dụng ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác gây ra.

Chuẩn bị tâm lý và dinh dưỡng tuổi tiền mãn kinh?

Theo Ths - Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy – Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM: Tiền mãn kinh thường gặp ở phụ nữ trung niên hoặc đến sớm hơn ở phụ nữ bị cắt buồng trứng do bệnh lý.

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, buồng trứng sẽ suy yếu dần cho đến khi mất đi chức năng nội tiết. Tiền mãn kinh thường rơi vào độ tuổi từ 48 – 52. Cần chuẩn bị tâm lý để đón nhận các triệu chứng khác thường như bốc hỏa, stress, mệt mỏi…

Ngoài ra, cần bổ sung chất xơ, ma giê và tập các môn thể dục nhẹ như yoga, thể dục dưỡng sinh, thể dục nhịp điệu nhẹ, khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần.

Theo Trà Ly/Mốt & Cuộc sống

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""