TINH HOA XANH

Kỹ thuật nuôi trồng cây thuốc: Bụp giấm

                                         BỤP GIẤM

 

Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L.

Họ: Bông MALVACEAE

Tên khác: Giấm, đay Nhâṭ, giền cá, rau chua, giền chua.

Tên vị thuốc: Bụp giấm. 

 Phần I: Đặc điểm chung

1. Nguồn gốc, phân bố

Cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L.) thuộc họ Bông (Malvaceae), có nguồn gốc ở Tây Phi, phân bố rải rác ở một số vùng của Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Bănglađet và Malaysia, đươc̣ nhâp̣ vào Viêt Nam từ những năm 70 của thế kỷ trước ̣ , được trồng để lấy ngọn và đài hoa làm rau chua và làm thuốc. Ở Việt Nam Hibiscus sabdariffa L. phân bố khá rộng từ các tỉnh trung du miền núi phía bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, ngoài ra còn có ở vùng trung bộ như Thanh Hoá, Nghệ An, cao nguyên Lâm Đồng cho đến tận Kiên Giang, Cần Thơ.

2. Đặc điểm thực vật

Bụp giấm là cây hàng năm, dạng nửa bụi, cao trung bình 2 m, có thể đạt 3m. Cây phân nhánh nhiều, thân có màu tía hoặc đỏ, có phủ lớp lông ngắn. Lá có dạng hình tim tròn, dài 0,9 cm, rộng 1,0 cm, màu xanh đậm hoặc đỏ tía, lá nhẵn, xẻ thuỳ sâu với 3 - 5 thùy thon nhọn, mép lá có răng cưa, gân phía dưới lá màu tía, cuống lá dài 6 - 14 cm thường màu tía. Hoa mọc ở nách lá, cuống ngắn, hoa có 8 - 12 lá đài phụ. Đài phụ mập màu đỏ đậm ăn có vị rất chua. Cánh hoa vàng, đỏ hay tía với tâm đỏ đậm. Phấn hoa màu vàng. Quả nang hình nón thuôn, dài khoảng 2cm, có lông bao phủ. Quả có 5 ngăn chứa 15 - 17 hạt. Quả khi chín dễ bị nứt, phát tán mạnh. Cây có khoảng 400 - 700 quả. Hạt màu xám có dạng tròn hoặc tròn lệch. Khối lượng 100 hạt từ 0,95g - 2,5g. Cây ra hoa 50 % sau trồng 120 - 150 ngày.

3. Điều kiện sinh thái

Bụp giấm ưa nóng, ẩm, lúc gieo hạt và nảy mầm cần nhiệt độ 16 - 18oC, thời kỳ phát triển thân lá cần nhiệt độ 25 - 38oC, dưới 14oC cây không nảy mầm, trên 38oC cây ngừng sinh trưởng. Thời kỳ ra hoa kết quả cần nhiệt độ 25 - 30oC. Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 mm. Cây chịu hạn khá, có thể chịu ngập thời gian ngắn. Bụp giấm có khả năng thích nghi với nhiều loaị đất, kể cả đất đồi vùng trung du, hơi chua.

4. Giá trị làm thuốc

Bộ phận sử dụng: Đài hoa bup̣ giấm đã phơi hoăc̣ sấy khô. Lá và quả đôi khi cũng đươc̣ dùng.

Công dụng: Lá bup̣ giấm có vị chua, dùng làm rau ăn. Đài hoa đươc̣ dùng làm gia vi ̣thay giấm, chế nước giải khát, mứt keọ , siro hoăc̣ đem phơi khô và nấu lấy nước uống. Nước hãm đài hoa uống giúp tiêu hoá , chữa các bêṇh gan mâṭ, cao huyết áp, thần kinh. Lá, đài hoa và quả còn chữa bêṇh thiếu vitamin C. Ở môṭ số nước như Mianma, Đài Loan, haṭ bup̣ giấm đươc̣ dùng làm thuốc bổ, nhuâṇ tràng, lơị tiểu. Ở Philippin, rễ bup̣ giấm là thuốc bổ đắng và kích thích ăn uống, còn có hiêụ quả đối với bêṇh xơ cứng đôṇg mac̣h và các bêṇh nhiễm trùng đường ruôṭ.

Liều dùng: 9 - 15g đài hoa sắc hoặc hãm nước uống.

Phần II: Kỹ thuật trồng trọt

1. Chọn vùng trồng

Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất: đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất đồi… độ pH 6,0 - 7,0.

2. Giống và kỹ thuật làm giống

- Giống: Hiện tại trong ngân hàng gen cây trồng Quốc gia có 14 giống Bụp giấm. Các giống này được phân thành 3 nhóm chính: Thân tía, lá xanh hoa vàng; thân đỏ tía, lá đỏ tía, hoa đỏ; thân đỏ tía, lá xanh, hoa đỏ tía. Ba nhóm giống khác nhau về thời gian ra hoa, độ phân nhánh, năng suất lá và năng suất quả. Hiện có 2 giống tốt nhất là giống có thân tía, lá xanh cho năng suất quả và lá cao hơn so với giống có thân và lá màu tía hoặc đỏ.

- Lượng giống cần cho 1 ha: Hạt giống cần cho sản xuất 1 ha dược liệu là 7 - 8 kg nếu hạt giống có tỷ lệ nảy mầm là 70 - 80%.

 - Kỹ thuật làm giống: Cây có thể nhân giống bằng haṭ hoặc bằng cành. Phương pháp nhân giống bằng cành chỉ sử duṇg khi trồng trên quy mô nhỏ để làm cảnh, trong sản xuất dươc̣ liêụ chủ yếu nhân giống bằng haṭ. Gieo hạt trong vườn ươm vào tháng 2 - 3. Haṭ bup̣ giấm nhiều, dễ nảy mầm. Choṇ chỗ đất tốt, tưới tiêu thuận lợi để làm vườn ươm. Đất đươc̣ cày bừa kỹ, nhăṭ sac̣h cỏ, lên luống cao 15 - 20 cm, rôṇg luống 0,8 - 1,0 m. Haṭ đươc̣ gieo đều trên măṭ luống, phủ bằng rơm ra ̣ hoăc̣ trấu và tưới ẩm hàng ngày. Sau 4 - 5 ngày, haṭ sẽ nảy mầm và sau 25 - 30 ngày có thể bứng cây con đi trồng.

- Tiêu chuẩn cây giống: Cây con có từ 4 - 6 lá thật, cao từ 10 -15 cm, cây khỏe, không bị sâu bệnh có thể đem trồng sản xuất.

3. Thời vụ gieo trồng

- Gieo hạt trong vườn ươm vào tháng 2 - 3, sau 25 - 30 ngày có thể bứng cây con đi trồng. Các tỉnh phía bắc trồng tốt nhất tháng 4 - 5.

- Đối với cây gieo thẳng: Tra hạt theo hốc ở độ sâu 2,0 - 2,5 cm, mỗi hốc gieo 2 - 3 hạt sau đó tỉa chỉ để lại 1 cây khoẻ nhất. Sau khi phủ đất nên phủ thêm một lớp trấu, rơm rạ và tưới đủ ẩm.

4. Kỹ thuật làm đất

Bup̣ giấm là cây sống nhiều năm, nhưng trong sản xuất, thường trồng lại hàng năm. Cũng có thể đốn cho cây tái sinh, nhưng hoa, quả sẽ nhỏ, năng suất thấp. Cây không kén đất, có khả năng chiụ haṇ , không chiụ úng. Vì vâỵ , cần trồng trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Ruôṇg sản xuất cần làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 25 - 30 cm, mặt luống rôṇ g 70 - 90 cm.

5. Mật độ và khoảng cách trồng

- Mật độ 62.500 cây/ha.

- Khoảng cách trồng 40 x 40 cm.

 6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Lượng phân bón

Loại phân Lượng phân/ ha (kg) Lượng phân / sào Bắc Bộ (kg) Bón lót Bón thúc lần 1 Bón thúc lần 2 Bón thúc lần 3
Phân chuồng

15.000 - 20.000

556 - 740 Toàn bộ  -       -         -
Đạm ure 320 - 430 11,8 - 15,9     - 1/3 1/3 1/3
Supe lân 500 - 625 18,5 - 23,1 Toàn bộ      -     
Kali clorua 133 - 166 4,9 - 6,1 1/3      - 1/3 1/3

 

Thời kỳ bón

- Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục, phân lân và 1/3 số phân kali

- Bón thúc chia làm 3 đợt:

+ Lần 1: Sau trồng 25 - 30 ngày với 1/3 đạm.

+ Lần 2: Khi cây bắt đầu có nụ: 1/3 đạm + 1/3 kali.

+ Lần 3: Sau khi thu lứa quả đầu tiên: 1/3 đạm +1/3 kali.

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng

Trồng 2 hàng theo kiểu lêc̣h nanh sấu vớ i khoảng cách 40 x 40 cm tương ứng với mật độ 62.500 cây/ha. Chăm sóc Thường xuyên xới đất, làm cỏ, tưới nước kết hợp bón thúc và vun gốc cho cây trong và i ba tháng đầu. Khi cây đã giao tán, ruôṇg bup̣ giấm rất ít cỏ.

 8. Phòng trừ sâu bệnh

Bụp giấm hầu như rất ít bị sâu bệnh hại, không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như năng suất dược liệu.

9. Chế độ luân canh

Bup̣ giấm có thể trồng luân canh với các cây họ đậu.

10. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch: Có thể thu hoạch lá và ngọn để làm rau ăn sau khi gieo khoảng 2 tháng. Thu đài hoa, nụ sau 4 tháng và thu liên tục trong nhiều tháng. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa, thu hái vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không bị nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Hoa chỉ nên thu hái trong vòng 15 - 20 ngày sau khi hoa nở, vì để lâu dược liệu sẽ kém phẩm chất.

Sơ chế: Tách riêng cánh hoa và đài hoa, 1kg hoa tươi thì chỉ được 0,5 kg cánh hoa tươi. Có dụng cụ riêng để đục đài hoa, nhằm giữ hoa nguyên dạng. Tuy nhiên, có thể dùng kéo cắt viền và bỏ đài hoa ra, hoặc bẻ cánh hoa làm đôi cho nhanh. Cánh hoa tươi ngâm làm sirô, đài hoa phơi khô dùng pha như nước chè, có tác dụng mát gan, lợi tiểu.

Bảo quản: Sau khi khô (độ ẩm còn 10 - 12%) cho vào túi polyetylen buộc chặt đầu bao để vào kho lạnh bảo quản.

11. Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu

Mô tả: Dược liệu hoa tươi khi thu hoạch các lá đài còn mềm, không bị nhăn nheo và có màu đỏ sẫm. Dược liệu khô đồng đều, không lẫn tạp chất, có màu đỏ sẫm.

Dược liệu khô độ ẩm không quá 12,0%; Tạp chất không quá 1,0%; Tro toàn phần không quá 9,0%

 

(Sách Kỹ thuật trồng cây thuốc)

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Tags

Hiển thị tất cả kết quả cho ""